Breaking News

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Man Utd cuộc tình có thể bị lỡ dở

Dù được mệnh danh là “ông vua trong phòng họp báo” nhưng vào kqbd đêm thứ bảy, HLV Jose Mourinho trông giống như… “hoàng đế cởi truồng” trong nỗ lực bào chữa cho thất bại… khó đỡ của Manchester United trước đối thủ mới lên hạng Huddersfield.

Hàng thủ đã “phản bội” Mourinho tại Huddersfield và gián tiếp tạo ra kết cục tệ hại. Nhìn một cách toàn diện, Mourinho khó có thể nói rằng “MU thua là do thủ kém”, bởi dù có phải đấu ở sân khách thì một ứng cử viên vô địch nên và cần thắng bằng cách ghi nhiều bàn hơn. Nghĩa là, hàng công của MU cũng phải chịu trách nhiệm lớn trong thất bại đầu tiên của mùa giải.

Manchester United có thất bại đáng xấu hổ trước tân binh Ngoại hạng Anh Huddersfield.

Mourinho đặt câu hỏi về tinh thần thi đấu của học trò ngầm cảnh cáo các ngôi sao: “Đội bóng của tôi thua gì thì thua chứ không thể thua về động lực. Tôi không chấp nhận điều đó.” Nhưng khi trở về nhà, liệu Mourinho có đặt ra câu hỏi nào cho hệ thống chiến thuật của mình không?

Nhan dinh bong da hom nay một tuần, 3 trận đấu với 3 đối thủ ở các cấp độ khác nhau, MU vẫn thể hiện một hình ảnh: không tồi trong việc gây sức ép lên hàng công đối phương, nhưng cũng không đủ tốt khi phải đàn áp hàng phòng thủ đối phương. Đây là vấn đề và nó hoàn toàn có thể “phát triển” thành căn bệnh mãn tính, nếu Mourinho không có giải pháp cấp bách.

Một đội bóng lý tưởng sẽ bóp nghẹt trận đấu ở mọi không gian, từ phần sân nhà (thủ tốt) cho tới phần sân đối phương (công hay). Xét trên hình mẫu này thì MU hiện vẫn mới chỉ “tròn vai” ở phần sân nhà, nhưng trận thua bất ngờ bắt đầu gây ra những nghi ngại. Tin rằng, Mourinho sẽ giải quyết tốt trục trặc ở khu vực sân nhà, thế còn ở khu vực cầu môn đối phương thì sao?

Mourinho đang gặp khó, bởi MU không sở hữu một “nghệ sĩ công nhân” nào kiểu như Lampard (thời Chelsea), Sneijder (thời Inter), hay Modric (thời Real). Bộ đôi Mata và Mkhitaryan thì chỉ đơn thuần là những “nghệ sĩ”, họ vẫn đang gồng mình hòa vào hệ thống chiến thuật của Mourinho, hơn là được HLV tạo điều kiện để phát huy tố chất sáng tạo của mình.

Ngôi sao được kỳ vọng nhất sẽ nắm giữ vai trò chìa khóa trên hàng công có lẽ là Paul Pogba. Vấn đề là Pogba dường như hơi ôm đồm quá nhiều vai trò trên sân, ty so bong da truc tuyen cường độ hoạt động quá cao và không gian hoạt động quá rộng khiến Pogba dễ bị quá tải, dù tiền vệ người Pháp có nền tảng thể lực thể hình rất tốt. Đó cũng là một phần lý do khiến Pogba gặp không ít chấn thương kể từ khi gia nhập đội hình “Quỷ Đỏ”. Và khi Pogba vắng mặt thì việc lấp chỗ trống trở nên… bất khả thi.

Khi mà hàng công không làm tốt nhiệm vụ phản công và tấn công thì hàng thủ phải chịu sức ép ngược (từ đối phương) là đương nhiên. Đổ lỗi cho những sai lầm cá nhân là điều dễ dàng, nhưng thực tế thì bất kỳ hậu vệ nào cũng dễ bị biến thành trò hề trước các tiền đạo nếu như họ không nhận được sự bọc lót hỗ trợ từ tuyến trên.

Sự cởi mở chiến thuật được Mourinho ám chỉ là “thái độ thi đấu hời hợt” rốt cuộc khiến MU nhận trái đắng. Trong một ngày không thi đấu kiểu tử thủ như trận gặp Liverpool, MU ngay lập tức trở nên rời rạc, đứt gãy, gặp khó và 45 phút sau đó không giúp họ sửa sai thành công. Liệu có thể nói rằng: Hệ thống phòng ngự “trứ danh” đã không giúp Mourinho kiếm được một trận hòa?

Tất nhiên, với mật độ thi đấu 3 ngày/ 1 trận thì việc một đội bóng lớn bị sẩy chân trước đội bóng nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra. Ở vòng trước, đương kim vô địch Chelsea còn thúc thủ trước đội bét bảng Crystal Palace. Đội đầu bảng Manchester City cũng chỉ chiến thắng được một Burnley mạnh mẽ bằng một vài pha bóng tấn công chớp nhoáng. Thế nên MU của Mourinho vẫn còn rất, rất nhiều 45 phút thi đấu nữa để cải thiện hàng công của mình thêm sắc bén.


HLV Jose Mourinho còn nhiều việc phải làm tại Man Utd.

Câu hỏi đặt ra là: phải làm gì khi đối đầu với đối thủ kém hơn nhưng thể lực tốt hơn và thi đấu tử thủ để tìm kiếm chí ít một trận hòa? Mourinho quá quen với thực tế này tại giải Ngoại hạng và trong trường hợp này, tất cả những gì phải làm là xây dựng đội ngũ tấn công đa dạng hơn, thay vì cứ mãi trung thành với những đường chuyền dài, hay lật cánh đánh đầu mà vốn thích hợp hơn khi chơi phòng ngự.

Mourinho còn phải giải quyết bài toán “tinh thần thi đấu”, mà vốn vẫn chưa được các ngôi sao quán triệt. Làm thế nào để khi các cầu thủ khi đấu với… Liverpool cũng thế, và khi đấu với… Huddersfield cũng thế??? Hay nói cách khác, làm thế nào để họ có thể “linh hoạt vị thế” khi nhanh chóng chuyển vai trò lại giữa “chiếu dưới” và “chiếu trên” mà không bị “tụt cảm xúc” như trận đấu vừa qua.

Tóm lại, đường đến “Mùa thứ hai rực rỡ” của Mourinho đã bắt đầu có trục trặc. Không tích cực xử lý, khéo đội bóng của Mourinho lại có khả năng trở thành… ‘nửa nạc nửa mỡ’: công không tới còn thủ thì… “phú quý giật lùi”.

Sau thất bại bẽ bàng 1-2 trước Huddersfield, Man United đang rất cần một cầu thủ có khả năng sáng tạo cao. Và với việc Ozil đã lên tiếng muốn làm việc cùng ông thầy cũ Mourinho, việc anh chuyển đến MU cũng không phải là điều gì quá bất ngờ trong thời gian tới.

Lương duyên giữa Mourinho và Ozil

Sau khi cùng Inter Milan giành cú ăn 3 vĩ đại ở mùa 2009-2010, Jose Mourinho được đích thân chủ tịch Florentino Pérez trải thảm đỏ đưa ông về Real Madrid. Người đặc biệt ngay lập tức đưa những cầu thủ ông muốn về để thiết lập nên triều đại của mình nói riêng và dải ngân hà Madrid 2.0 nói chung. Lần lượt Angel Di Maria, Luka Modric, Sami Khedira được ông đem về, kết hợp với những ngôi sao hiện tại khi đó là Cristiano Ronaldo, Ricardo Kaka, Xabi Alonso… khiến đội hình của Kền Kền Trắng không khác gì một dàn sao Hollywood hạng A mà bất kì HLV nào cũng muốn một lần được dẫn dắt. Giữa dàn sao chói lọi đó, Mourinho có sự xuất hiện của Mesut Ozil, tiền vệ sáng tạo đã cùng đội tuyển Đức giành vị trí thứ 3 ở World Cup 2010.

Trước kì World Cup tại Nam Phi, Ozil đã có 2 mùa giải thi đấu trong màu áo Werder Bremen với nhiệm vụ thay thế người đàn anh Diego (chuyển sang Juventus). Ozil ngay lập tức giành được chiếc Cúp quốc gia Đức cùng Bremen ở mùa giải 2008/09, trận đấu mà anh là người ghi bàn thắng duy nhất giúp đội nhà đánh bại Leverkusen. Bên cạnh đó, anh còn giúp đội chủ sân Weserstadion vào tới chung kết UEFA cup ( tiền thân của Europa League). Mặc dù để thua trước Shakhtar Donetsk, nhưng thực sự đó cũng là mùa giải thành công trên cả tuyệt vời của cầu thủ khi đó mới 20 tuổi. Cũng cần phải nói thêm rằng, trước đó Ozil là thành phần chủ chốt trong chức vô địch U21 Châu Âu của đội tuyển U21 Đức năm 2009, mặc dù thi đấu bằng lối đá phòng ngự chặt chẽ, nhưng sự hiện diện của Ozil khiến sức sáng tạo của Mannschaft vẫn được duy trì, đặc biệt trong trận chung kết, anh ghi 1 bàn thắng và đóng góp 2 đường kiến tạo, giúp U21 Đức đánh bại U21 Anh, qua đó được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.

Người đặc biệt thay đổi Ozil như thế nào?

Sau kì World Cup 2010, Real Madrid phải đối mặt với vấn đề nhức nhối khi bắt đầu mùa giải mới, họ có trong tay hai “số 10” xuất sắc khi đó là Ozil và Kaka. Tuy nhiên, như số phận đã định từ trước, Kaka dính chấn thương nặng và ngồi ngoài nửa mùa giải. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để Ozil đánh bật người đàn anh để chiếm được sự tin tưởng của Mourinho . Anh hoàn thành mùa giải đầu tiên khá thành công cùng Real Madrid. Ozil ra sân tổng cộng 56 trận, ghi được 10 bàn thắng và có 28 pha kiến tạo (nhiều hơn bất kì cầu thủ nào khác tại Châu Âu), cùng đội bóng giành Cúp nhà Vua khi đánh bại đội bóng hùng mạnh lúc đó là Barcelona trong trận chung kết.

Mùa giải 2011/12, sau khi Lassana Diarra rời Real, chiếc áo số 10 của cầu thủ này ngay lập tức được Mourinho đem cho Mesut Ozil, một hành động khẳng định anh sẽ là người dẫn dắt lối chơi cho dải ngân hà Madrid 2.0.

2 số phận tại nước Anh


Năm 2013, chủ tịch Florentino Perez chính thức sa thải Jose Mourinho sau những thành tích không được như mong đợi khi chỉ về thứ 2 tại La Liga và bị đại kình địch Barcelona bỏ xa tới 15 điểm. Tại Champions League họ bị loại ở bán kết khi để thua trước Dortmund, trong đó có trận thua xấu hổ 1-4 tại Signal Iduna Park. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Mourinho không còn giữ được vị thế của mình trong phòng thay đồ, cộng thêm việc Ronaldo tuyên bố rằng: “Anh không cảm thấy hạnh phúc”, khiến chiến lược gia người Bồ Đào Nha nhanh chóng bị kết thúc hợp đồng.

Người đặc biệt nhanh chóng tái hợp Chelsea với bản hợp đồng 4 năm để thay thế HLV tạm quyền lúc đó là Rafa Benitez. Mourinho ra đi, Ozil cũng mất chổ đứng tại Madrid. Anh nhanh chóng chuyển tới London cùng ông thấy cũ, nhưng điểm đến không phải là Stamford Bridge mà là Emirates. Tiền vệ người Đức gia nhập Arsenal và trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử đội bóng lúc đó với số tiền chuyển nhượng trị giá 42,5 triệu bảng.

Mourinho sẽ giúp Ozil đạt đến đẳng cấp nào tại Old Trafford?

Sự mềm mại luôn là điều mà Man United thiếu trong kỷ nguyên của Mourinho. Những cầu thủ ở thời điểm hiện tại như Pogba, Matic hay Herrera là những tiền vệ hoạt động rộng ở khu vực giữa sân, có khả năng tranh chấp tốt, và cũng chẳng khó để nhìn ra rằng, họ thiếu đi sự sáng tạo cũng như những đường chuyền quyết định để giải quyết trận đấu. Ngay cả một cầu thủ tấn công như Mkhitaryan, Mata cũng chỉ có lần lượt trung bình 2,4 và 1,5 đường chuyền quyết định trong mỗi trận đấu, trong khi cầu thủ được cho là ổn định nhất từ đầu mùa của MU là Matic chỉ có 0,6. Trong khi với Ozil thì con số này là 2,8 cùng tỷ lệ làm bàn trong đường chuyền đó lên tới 85,8%.

Rõ ràng Ozil chính là cầu thủ mà Mourinho có thể kỳ vọng giúp lối chơi của MU mềm mại, uyển chuyển và linh hoạt hoạt hơn bằng khả năng sáng tạo của mình. Là trụ cột của đội tuyển Đức, giành hạng 3 World Cup 2010 và đỉnh cao là chức vô địch 2014, cùng 33 bàn thắng, 58 đường kiến tạo sau 3 mùa bóng tại nước Anh, đẳng cấp của Ozil là không phải bàn cãi.

Ozil chỉ còn 1 năm hợp đồng với Arsenal, và nếu không muốn mất trắng cầu thủ này, Pháo thủ buộc phải bán anh cho một đội bóng khác. Với việc Ozil đã đánh tiếng muốn được làm việc cùng ông thầy cũ Mourinho, thì việc anh chuyển tới M.U có lẽ cũng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên kết site:
Copyright 2016 © by nhandinhbongdanews.blogspot.com